Những điều cần biết về chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm là việc làm vô cùng quan trọng của các cá nhân, tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến thực phẩm. Tuy nhiên, đối với từng mặt hàng khác nhau thì những chỉ tiêu kiểm nghiệm của chúng cũng khác nhau. Vậy chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Có tầm quan trọng như thế nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc đó cùng Công ty TNHH Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm, nguon: abc

I: Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

  1. Khái niệm kiểm nghiệm thực phẩm

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát, đánh giá chất lượng của sản phẩm tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành. Kiểm nghiệm thực phẩm sẽ dựa trên các quy chuẩn về kỹ thuật hay các tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm mà con người ăn, uống như: chất phụ gia; chất bổ sung, chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm; đồ dùng, dụng cụ bao gói, chứa đựng sản phẩm.

Đây là điều bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải thực hiện trước và sau khi công bố sản phẩm.

  • Khái niệm chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm hay còn được gọi là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm quy định đối với các nhóm ngành sản phẩm. Cụ thể, các bạn hãy tham khảo:

  • Luật TTTP 2010.
  • Nghị định số 15/2018.
  • Một số các văn bản khác.

II: Những quy định về chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

  1. Phân loại chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cơ bản được phân loại thành 2 nhóm:

  • Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật.
  • Nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đối với nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Các sản phẩm thuộc nhóm này thường là các mặt hàng nhập khẩu, lúc này, doanh nghiệp cần tự xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước phù hợp. Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm xây dựng trên những quy định sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”
  • QCVN 8-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
  •  Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đối với nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật

Để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm đối với nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật, các chỉ tiêu cần bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trong quá trình làm hồ sơ công bố hợp quy, các cá nhân, tổ chức cần dựa vào các chỉ tiêu được quy định ở trong quy chuẩn để xác định được chỉ tiêu thử nghiệm:

  • Nước ăn uống, nước sinh hoạt:

QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

  • Nước đá dùng liền:

QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền.

Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn.

QCVN 6-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.

QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.

QCVN 6-1: 2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa:

QCVN 5-5:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men.

QCVN 5-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa.

QCVN 5-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat.

  • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ:

QCVN 11-4:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

QCVN 11-3:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi.

QCVN 11-2:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi.

  • Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm:

QCVN 3-6:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm.

QCVN 3-5:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm.

QCVN 3-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm.

  • Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng:

QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod.

QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mì, dầu ăn, đường bổ sung vi chất).

  • Phụ gia thực phẩm:

QCVN 4-23:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt.

QCVN 4-22:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa.

QCVN 4-21:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày.

QCVN 4-20:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng.

QCVN 4-19:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym.

  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:

QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại.

QCVN 12-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su.

QCVN 12-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp.

QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

III: Một số lưu ý khi xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật:

Chúng ta cần hiểu rằng, việc xây dựng các chỉ tiêu nhằm kiểm nghiệm thực phẩm là điều tất yếu trước tiên cần làm khi kiểm nghiệm thực phẩm. Đối với từng sản phẩm thực phẩm cụ thể, có những cơ sở xây dựng chỉ tiêu riêng. Vậy những cơ sở đó là gì?

Dưới đây là một số chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cơ bản:

  • Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng.
  • Chỉ tiêu vi sinh vật.
  • Chỉ tiêu kim loại nặng.
  • Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng.
  • Chỉ tiêu cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi vị,… )
Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật an toàn thực phẩm
Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật an toàn thực phẩm

Bên cạnh đó, để có thể có một kết quả kiểm nghiệm chính xác được Bộ Y tế công nhận, quá trình lấy mẫu và bảo quản mẫu cũng phải được thực hiện cẩn thận, kỹ lưỡng và đúng quy trình.

Trên đây là những tổng hợp và thống kê của Công ty TNHH Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam về các thông tin liên quan đến chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ sở, dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm uy tín và chất lượng, hãy tham khảo dịch vụ của công ty chúng tôi bằng cách liên hệ theo phương thức dưới đây để được tư vấn và giúp đỡ chi tiết, tận tình nhé:

Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://vsattp.com

Viết một bình luận