Table of Contents
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ 02/02/2018, được cho là tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồng thời nâng cao trách nhiệm của chính doanh nghiệp trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm với 11 nội dung thay đổi so với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.
1/ Cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm
Tại Nghị định mới đã quy định tất cả các sản phẩm thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công bố đó, chỉ trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
Riêng các nhóm sản phẩm phải đăng ký với cơ quan Nhà nước trước khi lưu thông bao gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Căn cứ vào việc tự công bố, công bố sản phẩm của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện vi phạm
2/ Giảm thời gian, thủ tục công bố
Hồ sơ yêu cầu bản tự công bố an toàn sản phẩm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định và Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, mẫu nhãn sản phẩm (khoản 1, Điều 5).
Sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành việc tự công bố sản phẩm căn cứ theo Điểm b khoản 2 Điều 5, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.
3/ Mở rộng các đối tượng miễn cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Các đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cụ thể các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 15 và các cơ sở này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
4/ Thay đổi cơ bản về phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu
Phương thức kiểm tra giảm: Trước đây là kiểm tra hồ sơ đối với tất cả các sản phẩm thuộc diện kiểm tra giảm, tại Nghị định mới quy định chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% lô hàng do cơ quan hải quan chọn ngẫu nhiên và thực hiện việc kiểm tra hồ sơ. Như vậy, có đến 95% lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm không phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Phương thức kiểm tra chặt: chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có cảnh báo của Bộ quản lý chuyên ngành, UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó. Tuy nhiên, thời gian kiểm tra chặt được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 07 ngày.
5/ Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Để tránh chồng chéo, bỏ sót trong phân công quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Nghị định quy định nguyên tắc phân công quản lý nhà nước như sau:
Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì sản phẩm có sản lượng lớn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó quản lý.
Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản) do ngành Công Thương quản lý.
Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành (theo khoản 3, Điều 37)./.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hotline: 0909730849
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Trụ sở chính: Số 47/104 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM, Việt Nam
Văn phòng giao dịch: 65 Đường D10, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM, Việt Nam
Mr Tuấn Anh
TEL: (08) 62 67 2431. DĐ: 0909 730849